Bệnh viện đa khoa cao su dầu tiếng hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Trang chủ >THÔNG BÁO>BÀI TUYÊN TRUYỀN

BÀI TUYÊN TRUYỀN

 5/7/2025 3:33 PM
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

Dịch Sốt xuất huyết đã và đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Để giúp toàn thể nhân dân hiểu thêm về bệnh Sốt xuất huyết cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho trẻ và mọi người trong gia đình.

I. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của Sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

II. ĐƯỜNG LÂY CỦA BỆNH.

Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Muỗi có màu đen sậm, có đốm trắng tại chân và thân nên thường được gọi là muỗi vằn, kích thước lớn hơn các loại muỗi thông thường.

Tập tính: Muỗi thường tập trung tại những góc tối, ẩm thấp trong nhà như tủ quần áo, chăn màn, các đồ dùng sinh hoạt. Muỗi cái thường đẻ trứng tại các vũng nước như ao, hồ, chum, vại, hốc cây, giếng nước…

Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành bắt đầu hành trình hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 đến 5 ngày. Muỗi hoạt động hút máu chủ yếu vào ban ngày, có 2 thời điểm cao nhất là sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (lúc mặt trời sắp lặn), thời gian hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hoạt động hút máu suốt ngày, thậm chí cả ban đêm với mức độ thấp hơn.

Sau khi hút phải máu người có chứa virus Dengue, thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 đến 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus được nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi đã bị nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người khác mỗi khi đốt.

Thời gian sinh sống: Muỗi có thể sinh sống quanh năm song phát triển nhiều nhất là vào mùa mưa, thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong không khí thấp, độ ẩm lớn. Vòng đời của muỗi từ trứng đến muỗi trưởng thành thường kéo dài từ 7 cho đến 10 ngày.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên có thể mắc bệnh Sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp khác nhau.

III. TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT.

1. Dấu hiệu Sốt xuất huyết nhẹ:

Cấp độ Sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus Dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4 đến 7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:

- Sốt cao, lên đến 40,5oC;

- Đau đầu nghiêm trọng;

- Đau phía sau mắt;

- Đau khớp và cơ;

- Buồn nôn và ói mửa;

- Phát ban.

Các ban Sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Biểu hiện Sốt xuất huyết nặng:

Ở mức độ này, các dấu hiệu Sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng của dạng Sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần điều trị khẩn cấp, thậm chí gây tử vong.

3. Hội chứng sốc Sốt xuất huyết:

Sốc Sốt xuất huyết Dengue là mức độ nặng nhất của bệnh Sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng Sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp tuột hoặc không đo được).

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc Sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Những triệu chứng ban đầu của Sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm. Đặc biệt, khởi phát của Sốt xuất huyết Dengue có khi giống với bệnh cảnh Covid-19 nên dễ bỏ sót. Trong bối cảnh hiện nay, tâm lý lo ngại đưa trẻ đi Bệnh viện của nhiều phụ huynh dẫn đến nguy cơ trẻ bệnh Sốt xuất huyết Dengue dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh Sốt xuất huyết. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được Bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin tuyệt đối không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị Sốt xuất huyết. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol đơn chất, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

- Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy người bệnh nên chú ý bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 đến 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi và người lớn khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.

- Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như: nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở dạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn.

- Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.

- Bệnh nhân cần tái khám hàng ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của Bác sĩ, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp bệnh nhân hết sốt là biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết đang trở nặng.

- Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến Bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh.

V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

1. Vắc xin:

Hiện nay Bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng đã có Vắc xin phòng Sốt xuất huyết được phát triển bởi Hãng vắc xin và dược phẩm Takeda (Nhật Bản), được sản xuất tại Đức có khả năng phòng ngừa hiệu quả với cả 4 tuýp huyết thanh Sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai, hiệu lực bảo vệ kéo dài đến 4,5 năm.

Vắc xin phòng Sốt xuất huyết của Takeda hiện đã được cấp phép sử dụng cho người dân tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới và là vắc xin phòng Sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam.

2. Không để muỗi vằn sản sinh ra bọ gây:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu đựng nước.

- Thả cá vào bể, giếng, chum vại để diệt lăng quăng.

- Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ, vỏ dừa…dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

- Dùng nắp đậy kín bể chứa nước tránh mỗi vằn đẻ.

- Không để nước đọng trong các vật dụng và đồ thải bỏ.

- Thả Abate (thuốc diệt bọ gây) vào nơi nước đọng.

3. Tránh muỗi đốt bằng cách:

- Mặc quần áo dài tay che kín tay chân.

- Ngủ màn kể cả ban ngày.

- Dùng rèm chống muỗi.

- Dùng hương muỗi bình xịt, máy diệt muỗi…

4. Những điều gia đình cần làm khi y tế đến phun hóa chất diệt muỗi:

- Trước phun:

+ Mở thông phòng và cửa sổ.

+ Đậy kín thức ăn, vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

+ Bảo vệ chim, cá cảnh, vật nuôi…

+ Sơ tán người ra khỏi nhà.

- Sau phun:

+ Nên đóng kín các cửa khoảng 30 phút.

+ Sau đó mở cửa 5 phút rồi hãy vào nhà.

+ Rửa lại cốc chén bát đĩa, đồ sinh hoạt hàng ngày.

Vì sức khỏe của trẻ, mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có Sốt xuất huyết”.

 

Người viết bài

 

 

 

BSCK1. Nguyễn Hữu Danh

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

 

Dịch Sốt xuất huyết đã và đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp. Để giúp toàn thể nhân dân hiểu thêm về bệnh Sốt xuất huyết cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho trẻ và mọi người trong gia đình.

I. BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của Sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

II. ĐƯỜNG LÂY CỦA BỆNH.

Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Muỗi có màu đen sậm, có đốm trắng tại chân và thân nên thường được gọi là muỗi vằn, kích thước lớn hơn các loại muỗi thông thường.

Tập tính: Muỗi thường tập trung tại những góc tối, ẩm thấp trong nhà như tủ quần áo, chăn màn, các đồ dùng sinh hoạt. Muỗi cái thường đẻ trứng tại các vũng nước như ao, hồ, chum, vại, hốc cây, giếng nước…

Muỗi cái Aedes aegypti trưởng thành bắt đầu hành trình hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 đến 5 ngày. Muỗi hoạt động hút máu chủ yếu vào ban ngày, có 2 thời điểm cao nhất là sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (lúc mặt trời sắp lặn), thời gian hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể hoạt động hút máu suốt ngày, thậm chí cả ban đêm với mức độ thấp hơn.

Sau khi hút phải máu người có chứa virus Dengue, thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 đến 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus được nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi đã bị nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người khác mỗi khi đốt.

Thời gian sinh sống: Muỗi có thể sinh sống quanh năm song phát triển nhiều nhất là vào mùa mưa, thời điểm giao mùa, nhiệt độ trong không khí thấp, độ ẩm lớn. Vòng đời của muỗi từ trứng đến muỗi trưởng thành thường kéo dài từ 7 cho đến 10 ngày.

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên có thể mắc bệnh Sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp khác nhau.

III. TRIỆU CHỨNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT.

1. Dấu hiệu Sốt xuất huyết nhẹ:

Cấp độ Sốt xuất huyết nhẹ thường xuất hiện ở người có lần đầu tiên mắc bệnh vì chưa có miễn dịch với virus Dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4 đến 7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, các triệu chứng khác cảnh báo bệnh như:

- Sốt cao, lên đến 40,5oC;

- Đau đầu nghiêm trọng;

- Đau phía sau mắt;

- Đau khớp và cơ;

- Buồn nôn và ói mửa;

- Phát ban.

Các ban Sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Biểu hiện Sốt xuất huyết nặng:

Ở mức độ này, các dấu hiệu Sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng của dạng Sốt xuất huyết nhẹ kèm theo các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cần điều trị khẩn cấp, thậm chí gây tử vong.

3. Hội chứng sốc Sốt xuất huyết:

Sốc Sốt xuất huyết Dengue là mức độ nặng nhất của bệnh Sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng Sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp tuột hoặc không đo được).

Thể bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi trẻ em và người lớn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Sốc Sốt xuất huyết thường phổ biến ở trẻ em, tỷ lệ nhỏ ở người lớn. Bệnh có thể chuyển nặng nhanh chóng, gây suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Những triệu chứng ban đầu của Sốt xuất huyết Dengue khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm. Đặc biệt, khởi phát của Sốt xuất huyết Dengue có khi giống với bệnh cảnh Covid-19 nên dễ bỏ sót. Trong bối cảnh hiện nay, tâm lý lo ngại đưa trẻ đi Bệnh viện của nhiều phụ huynh dẫn đến nguy cơ trẻ bệnh Sốt xuất huyết Dengue dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

IV. ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh Sốt xuất huyết. Việc sử dụng thuốc người bệnh cần được Bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể không tự ý mua thuốc về uống. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin tuyệt đối không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị Sốt xuất huyết. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol đơn chất, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

- Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho bệnh nhân dễ thiếu nước thêm, vì vậy người bệnh nên chú ý bổ sung thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 đến 1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi và người lớn khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày.

- Không nên uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có gas như: nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở dạ dày có màu nâu đỏ và nước trái cây khi người bệnh bị có nôn.

- Bệnh nhân nên ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu.

- Bệnh nhân cần tái khám hàng ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của Bác sĩ, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp bệnh nhân hết sốt là biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết đang trở nặng.

- Có 5 dấu hiệu trở nặng cần nhận biết sớm để đưa bệnh nhân đến Bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh.

V. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT.

1. Vắc xin:

Hiện nay Bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng đã có Vắc xin phòng Sốt xuất huyết được phát triển bởi Hãng vắc xin và dược phẩm Takeda (Nhật Bản), được sản xuất tại Đức có khả năng phòng ngừa hiệu quả với cả 4 tuýp huyết thanh Sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai, hiệu lực bảo vệ kéo dài đến 4,5 năm.

Vắc xin phòng Sốt xuất huyết của Takeda hiện đã được cấp phép sử dụng cho người dân tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới và là vắc xin phòng Sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam.

2. Không để muỗi vằn sản sinh ra bọ gây:

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu đựng nước.

- Thả cá vào bể, giếng, chum vại để diệt lăng quăng.

- Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như: chai, lọ, vỏ dừa…dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Súc rửa chum, vại, lu hàng tuần.

- Dùng nắp đậy kín bể chứa nước tránh mỗi vằn đẻ.

- Không để nước đọng trong các vật dụng và đồ thải bỏ.

- Thả Abate (thuốc diệt bọ gây) vào nơi nước đọng.

3. Tránh muỗi đốt bằng cách:

- Mặc quần áo dài tay che kín tay chân.

- Ngủ màn kể cả ban ngày.

- Dùng rèm chống muỗi.

- Dùng hương muỗi bình xịt, máy diệt muỗi…

4. Những điều gia đình cần làm khi y tế đến phun hóa chất diệt muỗi:

- Trước phun:

+ Mở thông phòng và cửa sổ.

+ Đậy kín thức ăn, vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

+ Bảo vệ chim, cá cảnh, vật nuôi…

+ Sơ tán người ra khỏi nhà.

- Sau phun:

+ Nên đóng kín các cửa khoảng 30 phút.

+ Sau đó mở cửa 5 phút rồi hãy vào nhà.

+ Rửa lại cốc chén bát đĩa, đồ sinh hoạt hàng ngày.

Vì sức khỏe của trẻ, mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có Sốt xuất huyết”.

 

Người viết bài : BSCK1. Nguyễn Hữu Danh

Hình ảnh bệnh viện
Trang liên hết
Tư vấn - hỗ trợ
P.Kế Hoạch Tổng HợpP.Kế Hoạch Tổng Hợp
duylinhbl
 
 ttytcaosudautieng@gmail.com
Thông số thống kê
Số người online: 27
Thành viên: 1
Lượt truy cập: 400997
Thành viên mới: nmnhut