BỆNH VIỆN ĐA KHOA CAO SU DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN THÔNG TIN THUÔC – DƯỢC LÂM SÀNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Bình Dương, ngày 05 tháng 10 năm 2018
DANH MỤC VÀ QUY ĐỊNH THEO DÕI, QUẢN LÝ
CÁC THUỐC CẦN CHIA LIỀU KHI SỬ DỤNG NĂM 2018-2019
STT |
TÊN BIỆT DƯỢC |
HOẠT CHẤT |
CHỈ ĐỊNH |
LIỀU DÙNG-CÁCH DÙNG |
QUY ĐỊNH THEO DÕI, QUẢN LÝ |
---|---|---|---|---|---|
1 |
ANTITUSS PLUS 30ML
|
- Dextromethorphan hydrobromide 30mg; - Chlorpheniramine maleate 7.98mg; - Sodium citrate dehydrate 798mg; - Guaifenesin (Glyceryl guaiacolate); - Tá dược vừa đủ 30ml |
Giảm ho do: – Cảm lạnh, cúm, ho gà, sởi, kích thích nhẹ ở phế quản, họng hay hít phải chất kích thích. – Các viêm nhiễm đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi – phế quản, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm khí phế quản.
|
– Liều dùng: theo chỉ dẫn của bác sỹ. – Liều đề nghị: mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống: * Trẻ em dưới 2 tuổi: theo chỉ định của bác sỹ. *Từ 2 – dưới 6 tuổi: 1 muỗng cà phê (5ml). *Từ 6 – 12 tuổi: 2 muỗng cà phê (10ml). * Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3 muỗng cà phê (15ml). |
Trong điều trị ngoại trú: Bác sĩ tính số ml và số chai thuốc phù hợp với số ngày chỉ định (sai số có thể là ± 10%), dược sĩ cấp phát thuốc kiểm tra lại. Trong điều trị nội trú: - Bác sĩ: kê đơn hàng ngày trong Bệnh án điều trị nội trú theo đơn vị tính ml (không được kê đơn đơn vị tính chai ngày đầu, rồi những ngày điều trị tiếp theo không kê đơn) - Điều dưỡng: phát thuốc 01 chai ngay ngày đầu khi bác sĩ kê đơn trong bệnh án nội trú, theo dõi số ml sử dụng cho các ngày tiếp theo: + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc nhỏ hơn 30ml, thì lượng thuốc còn lại trong chai phải hướng dẫn bệnh nhân bỏ hoặc đem về nhà sử dụng tiếp (có chỉ định của Bác sĩ). + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc lớn hơn 30ml thì phải kịp thời phát thêm chai khác cho bệnh nhân sử dụng (sai số có thể là ± 10%). |
2 |
MIXTARD 30 FLEXPEN 100IU/ML 3ML
|
Insulin người (30% insulin hòa tan và 70% insulin isophane) Bút tiêm bơm sẵn thuốc chứa 3ml tương đương 300 IU insulin người |
Điều trị bệnh đái tháo đường |
- Liều lượng xác định theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin thường từ 0.3-1.0 IU/kg/ngày (có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (tuổi dậy thì, do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được insulin nội sinh thặng dư). Nên có bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ chứa carbohydrate trong vòng 30 phút sau mỗi lần tiêm. Chỉnh liều nếu có nhiễm trùng và sốt; bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp; thay đổi hoạt động thể lực hay chế độ ăn; chuyển từ chế phẩm insulin sang một loại khác; ở phụ nữ cho con bú. - Tiêm dưới da vùng đùi hoặc thành bụng (có thể vùng mông hoặc cơ delta) ít nhất 6 giây. Thay đổi vị trí trong cùng vùng tiêm để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ.
|
Trong điều trị ngoại trú: Bác sĩ tính số đơn vị IU và số bút thuốc phù hợp với số ngày chỉ định (sai số có thể là ± 10%), dược sĩ cấp phát thuốc kiểm tra lại. Trong điều trị nội trú: - Bác sĩ: kê đơn hàng ngày trong Bệnh án điều trị nội trú theo đơn vị tính IU (không được kê đơn đơn vị tính bút ngày đầu, rồi những ngày điều trị tiếp theo không kê đơn) - Điều dưỡng: phát thuốc 01 bút ngay ngày đầu khi bác sĩ kê đơn trong bệnh án nội trú, theo dõi số đơn vị IU sử dụng cho các ngày tiếp theo: + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc nhỏ hơn 300 IU, thì lượng thuốc còn lại trong bút tiêm phải hướng dẫn bệnh nhân bỏ hoặc đem về nhà sử dụng tiếp (có chỉ định của Bác sĩ). + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc lớn hơn 300IU thì phải kịp thời phát thêm bút tiêm khác cho bệnh nhân sử dụng (sai số có thể là ± 10%). |
3 |
A.T DOMPERIDONE 1MG/1ML-30ML |
Mỗi 1 mL hỗn dịch chứa 1mg Domperidone. Chai 30ml
|
|
|
Trong điều trị ngoại trú: Bác sĩ tính số ml và số chai thuốc phù hợp với số ngày chỉ định (sai số có thể là ± 10%), dược sĩ cấp phát thuốc kiểm tra lại. Trong điều trị nội trú: - Bác sĩ: kê đơn hàng ngày trong Bệnh án điều trị nội trú theo đơn vị tính ml (không được kê đơn đơn vị tính chai ngày đầu, rồi những ngày điều trị tiếp theo không kê đơn) - Điều dưỡng: phát thuốc 01 chai ngay ngày đầu khi bác sĩ kê đơn trong bệnh án nội trú, theo dõi số ml sử dụng cho các ngày tiếp theo: + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc nhỏ hơn 30ml, thì lượng thuốc còn lại trong chai phải hướng dẫn bệnh nhân bỏ hoặc đem về nhà sử dụng tiếp (có chỉ định của Bác sĩ). + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc lớn hơn 30ml thì phải kịp thời phát thêm chai khác cho bệnh nhân sử dụng (sai số có thể là ± 10%). |
4 |
BERODUAL 50MCG +20MCG/ 10ML CHAI 200 LIỀU XỊT |
Cho 1 liều xịt: Ipratropium bromide 0,02 mg; Fenoterol hydrobromide 0,05 mg Lọ bơm xịt định liều 10ml (200 liều xịt) |
Phòng ngừa và điều trị khó thở trong hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh phế quản-phổi do co thắt hay do quá mẫn cảm mạn tính ở phế quản. |
Lọ bơm xịt định liều, dùng cho người lớn : Phòng ngừa và điều trị ngắt quãng dài hạn: 1 -2 liều xịt, nhiều lần /ngày. Trung bình: 1-2 liều, 3 lần/ngày. Cơn khó thở sắp xảy ra: 2 liều xịt Nếu cần, sau 5 phút thêm 2 liều, sau đó ít nhất 2 giờ mới dùng lại.
|
Trong điều trị ngoại trú: Bác sĩ tính số liều xịt và số chai thuốc phù hợp với số ngày chỉ định (sai số có thể là ± 10%), dược sĩ cấp phát thuốc kiểm tra lại. Trong điều trị nội trú: - Bác sĩ: kê đơn hàng ngày trong Bệnh án điều trị nội trú theo đơn vị tính liều xịt (không được kê đơn đơn vị tính chai ngày đầu, rồi những ngày điều trị tiếp theo không kê đơn) - Điều dưỡng: phát thuốc 01 chai ngay ngày đầu khi bác sĩ kê đơn trong bệnh án nội trú, theo dõi số liều xịt sử dụng cho các ngày tiếp theo: + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc nhỏ hơn 200 liều xịt, thì lượng thuốc còn lại trong chai phải hướng dẫn bệnh nhân bỏ hoặc đem về nhà sử dụng tiếp (có chỉ định của Bác sĩ). + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc lớn hơn 200 liều xịt thì phải kịp thời phát thêm chai khác cho bệnh nhân sử dụng (sai số có thể là ± 10%). |
5 |
SERETIDE EVOHALER DC 25MCG+ 250MCG/LIỀUCHAI 120 LIỀU
|
Cho 1 liều xịt Seretide Evohaler 25/250mcg: Salmeterol 25 mcg; fluticasone propionate 250 mcg. |
- Tắc nghẽn đường dẫn khí có hồi phục (ROAD), bao gồm hen phế quản, khi điều trị kết hợp (thuốc giãn phế quản & corticosteroid dạng hít) là thích hợp. Bao gồm bệnh nhân (a) đang điều trị hiệu quả với liều duy trì chất chủ vận β tác dụng dài & corticosteroid dạng hít, (b) vẫn có triệu chứng khi đang điều trị corticosteroid dạng hít, (c) đang điều trị thường xuyên thuốc giãn phế quản & cần dùng cả corticosteroid dạng hít. - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng. |
Liều dùng: ROAD: Người lớn & thanh thiếu niên ≥ 12 tuổi: 2 nhát xịt (25/250mcg) x 2 lần/ngày. COPD: Người lớn: 2 nhát xịt (25/250mcg) x 2 lần/ngày. Cao tuổi hoặc suy gan/thận: không cần chỉnh liều. Cách dùng: Hít qua đường miệng. Dùng thường xuyên để đạt lợi ích tối ưu, ngay khi không có triệu chứng. Sử dụng dạng có hàm lượng fluticasone propionate phù hợp mức độ nặng của bệnh. |
Trong điều trị ngoại trú: Bác sĩ tính số liều xịt và số chai thuốc phù hợp với số ngày chỉ định (sai số có thể là ± 10%), dược sĩ cấp phát thuốc kiểm tra lại. Trong điều trị nội trú: - Bác sĩ: kê đơn hàng ngày trong Bệnh án điều trị nội trú theo đơn vị tính liều xịt (không được kê đơn đơn vị tính chai ngày đầu, rồi những ngày điều trị tiếp theo không kê đơn) - Điều dưỡng: phát thuốc 01 chai ngay ngày đầu khi bác sĩ kê đơn trong bệnh án nội trú, theo dõi số liều xịt sử dụng cho các ngày tiếp theo: + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc nhỏ hơn 120 liều xịt, thì lượng thuốc còn lại trong chai phải hướng dẫn bệnh nhân bỏ hoặc đem về nhà sử dụng tiếp (có chỉ định của Bác sĩ). + Nếu Bác sĩ kê đơn tổng số thuốc lớn hơn 120 liều xịt thì phải kịp thời phát thêm chai khác cho bệnh nhân sử dụng (sai số có thể là ± 10%). |
GIÁM ĐỐC TRƯỞNG KHOA DƯỢC BAN TTT-DLS